Thứ hai, 27 Tháng 6 2022 10:00
Nhìn lại 30 năm tổ chức, Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc cho thấy phong trào hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong cả nước ngày càng sâu rộng. Số lượng các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố tổ chức Hội thi ngày càng tăng lên. Số lượng các giải pháp kỹ thuật tham dự thi cũng ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng tốt hơn.
Lễ Tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam
Giải thưởng uy tín
Được thành lập ngày 17/11/1992 theo Quyết định của Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) đã hoạt động hiệu quả và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ , được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các nhà khoa học đặc biệt đánh giá cao.
Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc đã trải qua 30 năm (1989 - 2019) với 15 lần tổ chức (2 năm/1 lần). Hội thi đã đẩy mạnh phong trào lao động sáng tạo của quần chúng nhân dân, tạo ra bước phát triển mới về khoa học công nghệ và góp phần phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Hội thi luôn nhận được sự tham gia tích cực của các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố. được tổ chức ở 2 cấp: cấp toàn quốc và cấp Bộ, ngành, địa phương.
Số lượng các giải pháp dự thi Hội thi toàn quốc tăng lên đáng kể, trên cơ sở lựa chọn từ hàng ngàn giải pháp dự thi ở các địa phương. Đối tượng dự thi cũng ngày càng phong phú hơn, từ các nhà khoa học trong các Trường đại học, các Viện nghiên cứu đến các kỹ sư, các nhà kỹ thuật, công nghệ ở các nhà máy cũng như các bác nông dân, công nhân cũng có nhiều giải pháp dự thi và đạt được giải cao.
Chất lượng các giải pháp tham gia dự thi ngày càng cao. Các giải pháp dự thi đã và tiếp tục được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống, giải quyết những khó khăn trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho đất nước.
Tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 16
TS. Lê Xuân Thảo, Phó Chủ tịch thường trực Quỹ VIFOTEC cũng cho biết, trong 30 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động, Qũy VIFOTEC về cơ bản hoạt động theo đúng tôn chỉ mục địch đã đặt ra: Đã hỗ trợ được cho các đối tượng là các nhà khoa học, các nhà sáng tạo trong cả nước thông qua việc tổ chức các Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam, Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc, Cuộc thi sáng tạo Thanh, thiếu niên nhi đồng toàn quốc, góp phần quan trong trọng việc thực hiện các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho Qũy và Liên hiệp hội Việt Nam cũng như các Liên hiệp hội địa phương. Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam VIFOTEC thực sự đã trở thành một phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân lao động và trong các em học sinh, nhi đồng cả nước.
Trong 30 năm qua đã có 6.280 giải pháp dự thi và gần 1.000 giải pháp được trao giải. Các giải pháp đoạt giải đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống, giải quyết các yêu cầu của thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Đối tượng dự thi cũng ngày càng phong phú hơn, từ các nhà khoa học, các nhà kỹ thuật đến các thành phần nông dân, công nhân cũng có giải pháp dự thi và đạt được giải cao.
"Giải thưởng VIFOTEC đang trở thành Giải thưởng đứng thứ Ba sau Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước. Uy tín của giải thưởng ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà sáng tạo công nghệ. Giải thưởng VIFOTEC đã khơi dậy được lòng đam mê khoa học của quần chúng lao động và nhân dân cả nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạt hóa đất nước".
Theo M.C - truyenthongkhoahoc.vn
Thứ hai, 20 Tháng 6 2022 09:30
Cách đây gần 30 năm, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) được thành lập. Thông qua việc tổ chức thành công 27 lần Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam; 17 lần Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam; 17 lần Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc; cùng hội thảo khoa học và triển lãm quốc tế thường niên, VIFOTEC đã trở thành một thương hiệu đối với những người làm khoa học.
Sáng tạo khoa học công nghệ trở thành phong trào tích cực
Quỹ VIFOTEC được giao là cơ quan thường trực tổ chức Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam; Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam; Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc.
Các hoạt động này đã trở thành “bà đỡ” cho các nhà khoa học cả nước ứng dụng thành công và hiệu quả hàng nghìn sáng kiến sáng chế vào sản xuất và đời sống, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng, đặc biệt làm cho sáng tạo khoa học công nghệ trở thành phong trào tích cực trong các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp, trong nhân dân và các cháu thiếu niên, nhi đồng. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã được tặng thưởng trong nước và quốc tế.
Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam dành cho các công nghệ ưu tiên: Cơ khí tự động hóa; sinh học phục vụ sản xuất và đời sống; công nghệ thông tin, điện tử và viễn thông; công nghệ vật liệu mới; tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới; công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên.
Từ năm 1995 đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam), Quỹ VIFOTEC đã tiếp nhận gần 3.000 (2.814 tính đến năm 2020) công trình khoa học công nghệ từ các bộ, ngành và địa phương tham gia giải thưởng và đã trao thưởng cho gần 1.000 công trình (938 tính đến năm 2020). Riêng năm 2020, Ban tổ chức đã họp và trao giải cho 45 công trình, gồm: 5 giải Nhất, 11 giải Nhì, 13 giải Ba và 16 giải Khuyến khích.
Trong số các đề tài được trao giải có thể kể đến một số điển hình như: GS Huỳnh Phương Liên với công trình “Hoàn thiện công nghệ sản xuất và đánh giá hiệu quả của vắc xin viêm não Nhật Bản”; GS.TS Nguyễn Thu Vân với công trình “Công nghệ sản xuất và hiệu quả của bộ sinh phẩm chẩn đoán HBsAg micro - Elisa và vắc xin viêm gan B; TS Lê Văn Tri với công trình “Áp dụng công nghệ sản xuất chế phẩm Fito - Biomix RR xử lý rơm rạ tại ruộng thành phân bón hữu cơ cho cây trồng nhằm bảo vệ môi trường; Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo với công trình “Nghiên cứu ứng dụng giếng thăm bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn liên hệ mối nối cống trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường…
Đa số các công trình khoa học đoạt giải thưởng đã được áp dụng vào sản xuất và đời sống, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ vào cuộc sống.
Ươm mầm những tài năng khoa học
Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc được tổ chức 2 năm 1 lần và sau 16 lần tổ chức, Quỹ đã nhận được hơn 4.275 giải pháp dự thi và trao giải cho 619 giải pháp. Hội thi được tổ chức 2 cấp với số lượng địa phương tổ chức và số lượng giải pháp tham gia ngày một tăng. Từ khi chỉ có 35 tỉnh, thành phố, cơ quan ngang bộ tổ chức hội thi, đến nay đã có 56 đơn vị tổ chức với đối tượng tham gia dự thi rất rộng rãi, từ nông dân, công nhân đến thanh, thiếu niên... Riêng năm 2022, đã có 55 tỉnh, thành phố, bộ, ngành trong cả nước gửi hồ sơ tham dự hội thi.
Hội thi cấp cơ sở, cấp tỉnh, thành phố đã chọn ra được 542 giải pháp gửi cho Ban tổ chức hội thi toàn quốc. Các giải pháp dự thi được chia theo 6 lĩnh vực: Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông (76 giải pháp); cơ khí tự động hóa, xây dựng, giao thông vận tải (118); vật liệu, hóa chất, năng lượng (55); nông, lâm, ngư nghiệp, tài nguyên môi trường (101); y, dược (88); giáo dục và đào tạo (114). Ban tổ chức hội thi toàn quốc đã trao giải thưởng cho 84 giải pháp, gồm: 5 giải Nhất, 11 giải Nhì, 23 giải Ba, 45 giải Khuyến khích.
Từ năm 2004 đến năm 2020, Quỹ VIFOTEC đã chú trọng phát triển các tài năng khoa học trẻ tuổi nhằm mục đích đào tạo, nuôi dưỡng các nhà sáng chế tương lai. Trong vòng 16 năm qua, mặc dù khó khăn về kinh phí, Quỹ VIFOTEC đã tổ chức được 16 lần với 7.741 đề tài dự thi, trong đó 1.425 đề tài đoạt giải. Việc có 55 tỉnh, thành phố tham gia là một minh chứng cho thấy, Quỹ đã khơi dậy sự đam mê sáng tạo của các thanh, thiếu nhi, hun đúc mong muốn trở thành những nhà sáng tạo, nhà khoa học và nhà sáng chế, những công dân trẻ tài năng của đất nước.
Với những thành tích đạt được trong những năm qua, Quỹ VIFOTEC đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương Lao động. Quỹ đã thực hiện một cách sinh động và hiệu quả lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Sáng kiến và kinh nghiệm là của quý của dân tộc, chúng ta phải ra sức làm cho nó dồi dào và lan rộng mãi”.
Theo Thu ánh - Báo điện tử Hanoimoi
Thứ hai, 20 Tháng 6 2022 09:30
Cách đây gần 30 năm, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) được thành lập. Thông qua việc tổ chức thành công 27 lần Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam; 17 lần Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam; 17 lần Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc; cùng hội thảo khoa học và triển lãm quốc tế thường niên, VIFOTEC đã trở thành một thương hiệu đối với những người làm khoa học.
Sáng tạo khoa học công nghệ trở thành phong trào tích cực
Quỹ VIFOTEC được giao là cơ quan thường trực tổ chức Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam; Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam; Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc.
Các hoạt động này đã trở thành “bà đỡ” cho các nhà khoa học cả nước ứng dụng thành công và hiệu quả hàng nghìn sáng kiến sáng chế vào sản xuất và đời sống, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng, đặc biệt làm cho sáng tạo khoa học công nghệ trở thành phong trào tích cực trong các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp, trong nhân dân và các cháu thiếu niên, nhi đồng. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã được tặng thưởng trong nước và quốc tế.
Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam dành cho các công nghệ ưu tiên: Cơ khí tự động hóa; sinh học phục vụ sản xuất và đời sống; công nghệ thông tin, điện tử và viễn thông; công nghệ vật liệu mới; tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới; công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên.
Từ năm 1995 đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam), Quỹ VIFOTEC đã tiếp nhận gần 3.000 (2.814 tính đến năm 2020) công trình khoa học công nghệ từ các bộ, ngành và địa phương tham gia giải thưởng và đã trao thưởng cho gần 1.000 công trình (938 tính đến năm 2020). Riêng năm 2020, Ban tổ chức đã họp và trao giải cho 45 công trình, gồm: 5 giải Nhất, 11 giải Nhì, 13 giải Ba và 16 giải Khuyến khích.
Trong số các đề tài được trao giải có thể kể đến một số điển hình như: GS Huỳnh Phương Liên với công trình “Hoàn thiện công nghệ sản xuất và đánh giá hiệu quả của vắc xin viêm não Nhật Bản”; GS.TS Nguyễn Thu Vân với công trình “Công nghệ sản xuất và hiệu quả của bộ sinh phẩm chẩn đoán HBsAg micro - Elisa và vắc xin viêm gan B; TS Lê Văn Tri với công trình “Áp dụng công nghệ sản xuất chế phẩm Fito - Biomix RR xử lý rơm rạ tại ruộng thành phân bón hữu cơ cho cây trồng nhằm bảo vệ môi trường; Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo với công trình “Nghiên cứu ứng dụng giếng thăm bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn liên hệ mối nối cống trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường…
Đa số các công trình khoa học đoạt giải thưởng đã được áp dụng vào sản xuất và đời sống, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ vào cuộc sống.
Ươm mầm những tài năng khoa học
Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc được tổ chức 2 năm 1 lần và sau 16 lần tổ chức, Quỹ đã nhận được hơn 4.275 giải pháp dự thi và trao giải cho 619 giải pháp. Hội thi được tổ chức 2 cấp với số lượng địa phương tổ chức và số lượng giải pháp tham gia ngày một tăng. Từ khi chỉ có 35 tỉnh, thành phố, cơ quan ngang bộ tổ chức hội thi, đến nay đã có 56 đơn vị tổ chức với đối tượng tham gia dự thi rất rộng rãi, từ nông dân, công nhân đến thanh, thiếu niên... Riêng năm 2022, đã có 55 tỉnh, thành phố, bộ, ngành trong cả nước gửi hồ sơ tham dự hội thi.
Hội thi cấp cơ sở, cấp tỉnh, thành phố đã chọn ra được 542 giải pháp gửi cho Ban tổ chức hội thi toàn quốc. Các giải pháp dự thi được chia theo 6 lĩnh vực: Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông (76 giải pháp); cơ khí tự động hóa, xây dựng, giao thông vận tải (118); vật liệu, hóa chất, năng lượng (55); nông, lâm, ngư nghiệp, tài nguyên môi trường (101); y, dược (88); giáo dục và đào tạo (114). Ban tổ chức hội thi toàn quốc đã trao giải thưởng cho 84 giải pháp, gồm: 5 giải Nhất, 11 giải Nhì, 23 giải Ba, 45 giải Khuyến khích.
Từ năm 2004 đến năm 2020, Quỹ VIFOTEC đã chú trọng phát triển các tài năng khoa học trẻ tuổi nhằm mục đích đào tạo, nuôi dưỡng các nhà sáng chế tương lai. Trong vòng 16 năm qua, mặc dù khó khăn về kinh phí, Quỹ VIFOTEC đã tổ chức được 16 lần với 7.741 đề tài dự thi, trong đó 1.425 đề tài đoạt giải. Việc có 55 tỉnh, thành phố tham gia là một minh chứng cho thấy, Quỹ đã khơi dậy sự đam mê sáng tạo của các thanh, thiếu nhi, hun đúc mong muốn trở thành những nhà sáng tạo, nhà khoa học và nhà sáng chế, những công dân trẻ tài năng của đất nước.
Với những thành tích đạt được trong những năm qua, Quỹ VIFOTEC đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương Lao động. Quỹ đã thực hiện một cách sinh động và hiệu quả lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Sáng kiến và kinh nghiệm là của quý của dân tộc, chúng ta phải ra sức làm cho nó dồi dào và lan rộng mãi”.
Theo Thu ánh - Báo điện tử Hanoimoi
Thứ hai, 30 Tháng 5 2022 11:19
Ngày 23,24/5, tại TP. Tuyên Quang, Đảng ủy Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức Hội nghị quán triệt nội dung Kết luận, Quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư khóa XIII và sinh hoạt chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Đ/c Phạm Quang Thao, Bí thư Đảng ủy LHHVN phát biểu tại hội nghị
Tham dự Hội nghị có Bí thư Đảng ủy LHHVN Phạm Quang Thao; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương; Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; đại diện Chi ủy các chi bộ trực thuộc cùng các đảng viên thuộc chi bộ Cơ quan Trung ương LHHVN.
Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, GS.TS.NGND Phùng Hữu Phú trực tiếp giới thiệu những nội dung cơ bản Kết luận, Quy định của BCH Trung ương lần thứ tư (khóa XIII).
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bí thư Đảng ủy LHHVN Phạm Quang Thao cho biết, Hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm giúp cán bộ, đảng viên của LHHVN và các Hội thành viên nắm vững những nội dung cốt lõi, những điểm mới về thực hiện Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII).
Trên cơ sở đó tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
PGS.TS.NGND Phùng Hữu Phú
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe PGS.TS.NGND Phùng Hữu Phú - nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương đã giới thiệu, truyền đạt nội dung cơ bản của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) về thực hiện Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; Quy định số 37, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về những điều đảng viên không được làm.
Đây là hai văn kiện quan trọng của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) đã ban hành, thể hiện quyết tâm của Đảng ta về việc kiên quyết xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện.
PGS.TS.NGND Phùng Hữu Phú đã tập trung làm rõ các vấn đề như: Vì sao tất cả cán bộ đảng viên phải nghiên cứu, học tập, quán triệt tổ chức thực hiện các nghị quyết của Trung ương; những điểm mới, điểm nhấn của Kết luận số 21-KL/TW; những nội dung mới của Quy định số 37-QĐ/TW.
Theo đó, Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng để kế thừa, bổ sung, phát triển nhiều nội dung quan trọng của các Nghị quyết Trung ương trước đây, nhất là Nghị quyết Trung trong 4 (khoá XII) về xây dựng, chính đốn Đảng.
Kết luận số 21 của Ban Chấp hành Trung ương đã thể hiện sâu rộng hơn về nội dung và phạm vi tư tưởng, chỉ đạo là phải chủ động tiến công mạnh mẽ hơn không chỉ trong xây dựng chỉnh đốn Đảng mà còn cả trong việc xây dựng hệ thống chính trị; không chỉ đối với đảng viên và các cấp ủy, tổ chức đảng mà còn mở rộng ra cả đối với cán bộ, công chức, viên chức, các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị, nhất là ở các cơ quan thực thi pháp luật, những đối tượng có chức, có quyền, những nơi có nhiều đặc quyền, đặc lợi, kể cả các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Bên cạnh đó, mục tiêu được xác định trong Kết luận đòi hỏi cao hơn và sát hợp hơn với tình hình mới. Đó là đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa "xây" và "chống", trong đó, "xây" là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, "chống" là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, cấp bách.
Đối với việc ban hành Quy định số 37 thay thế cho Quy định số 47 là nhằm bổ sung, hoàn thiện toàn diện hơn các thể chế, thiết chế về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về những điều đảng viên không được làm. Đó là những căn cứ, cơ sở quan trọng để xem xét, xử lý các vi phạm của cán bộ, đảng viên và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Tại Hội nghị, đại diện chi bộ cơ quan LHHVN, chi bộ Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam và đại diện Đoàn Thanh niên LHHVN cũng đã trình bày các báo cáo chuyên đề, trao đổi, thảo luận về học tập và làm theo tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Theo tin LHHVN
Thứ tư, 25 Tháng 5 2022 11:09
Trang 8 trong tổng số 14